Followers

Wednesday, March 30, 2011

chuyến đi vùng Toscana

chuyến đi của con và Ric bắt đầu sau giờ làm việc của Ric hôm thứ 4 ngày 16, về chiều tối chủ nhật ngày  20  qua 4 thành phố nho nhỏ và lơn lớn của vùng Toscana.
việc quan trọng trong chuyến đi này là được nhìn tận mắt các công trình kiến trúc nổi tiếng mà con vừa mới thi xong. đúng là phải nói, học rồi mới thấy giá trị của việc được chiêm ngưỡng tận mắt, chứ trước đấy con ko biết là vùng này quan trọng đến thế nào về mặt k truc.

con chụp nhiều quá, với lại đang tìm chưa ra thẻ nhớ cất hình chụp của hôm đầu tiên ở nhà cô bạn Ric, có mấy con mèo và 1 con chó rất đẹp, nghịch y như mèo nhà mình, nên con chỉ đưa vào đây vài hình tóm lược thôi.


hôm đầu tiên là tụi con đến thẳng nhà cô bạn RIc ở vùng thôn quê xa trung tâm, cảnh vật ở đây đẹp đẽ sạch sẽ, nhưng vào ngày trời không có nắng nên chụp hình không đẹp lắm.



ngày hôm sau đi vào trung tâm thành phố Sienna, trên đường ghé thăm 1 hầm rượu, tạm thời con chưa tìm ra hình chụp lúc ấy.

Sienna nổi tiếng với các cuộc đua ngựa như 1 trò chơi dân gian vẫn giữ đến bây giờ, nhưng mà họ ăn thua nhau quyết liệt lắm, thậm chí còn có riêng nhà thờ cầu nguyện cho ngựa trước khi thi đấu cho từng đội, từng khu, có riêng cờ quạt màu quần áo.

đây là góc nh2in vào quảng trường lớn nơi thường diễn ra các trận đua, sau đó thì con đi thăm thú mấy cái bảo tàng, ktruc cổ.v.v..












ngày hôm sau thì tụi con thăm 1 thành phố khác tên là Arezzo, tp nhỏ, cổ kính, ở nhà 1 cô bạn khác là họa sĩ,





ghé qua 1 triển lãm đúc đồng 


chiều tối hôm đó tụi con đi Firenze, thành phố lớn nhất của vùng Toscana, con có cô bạn đang làm việc thử cho hãng PIaggio gần đây. 

đây là hình chụp con với tượng của kiến trúc sư nổi tiếng 1 trong những người sản sinh ra kiến trúc phục hưng, bức tượng trong tư thế ông ngồi nhìn lên cái vòm của nhà thờ lớn mà ông giành cả đời để thiết kế và xây dựng, nói chung đợt rồi thi cử, học về ông này nhiều lắm. 




1 trong những công trình cổ kính có nhiều câu chuyện đi cùng với nó lắm, ko học thì thấy nó cũng bình thường.



ở đây cũng có dịch vụ đi xe ngựa kiểu như ở dalat, nhưng mà đắt lắm, con chụp ké thôi



đây là phía trước cái nhà thờ lớn có cái mái vòm ( lớn nhất thế giới, đường kính 64m) do ông kien truc su đó thiết kế






con với RIc đi lên trên đỉnh của cái vòm .
 có 1 điều đáng lưu ý là con không phải trả tiền tham quan hầu hết ( 1 số cái vẫn phải trả tiền ) các bảo tàng và các địa điểm kiến trúc cổ ở đây , do con là sinh viên kiến trúc. :D




hình chụp thì trên đỉnh vòm của nhà thờ 





1 bức tượng đồng con heo rừng phía sau khu chợ ngoài trời được coi là biểu tượng may mắn nếu cho 1 đồng xu vào miệng nó, để nó rơi đúng vũng nước nhỏ ở dưới.

  







chiều tối con hẹn gặp cô bạn, tên là Hiền, học cùng lớp với KIm, đang trong kì thực tập thêm, sau này tương lai về vietnam làm việc cho hãng piaggio chi nhánh ở Hà nội, mấy hôm nữa Hiền, Kim Hà đều tốt nghiệp cùng 1 ngày 1/4.





thành phố này còn nổi tiếng với cây cầu vàng, người dân ngày xưa có nhà sóng trên cầu, bi giờ thì chỉ là các cửa hàng bán vàng. 



tòa nhà ngày xưa  của gia đình Quý Ông Medici sống, mỗi vùng của ý ngày xưa khi chưa thống nhất đều có 1 Quý Ông, giàu có, quyền lực, họ chi trả tiền xây dựng các công trình trong thành phố, nhờ họ mà mới có các công trình vĩ đại và cả các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng. 
cái nhà này cũng được thiết kế bởi 1 ktruc sư nổi tiếng, trở thành tiêu chuẩn cửa cái đẹp về tỉ lệ xây dựng.



con ngồi trước cái nhà ấy.


ẩm thực của vùng này cũng nổi tiếng lắm, đi ngang qua cái cửa hành chuyên bán các sản phẩm từ thịt heo, họ trang trí 1 cái bàn ăn gồm mấy con heo dang ngồi ăn với nhau, thấy hay nên con chụp chơi thôi.





1 cái nhà thờ khác, cũng nổi tiếng do bản thiết kế mặt trước của nó, lân cận vùng này là các kho khai thác đá granit từ ngày xưa, nay thì xuất khẩu khắp thế giới nên công trình nào ở đây cũng được trang hoàng bằng đá granit,màu chính là 2 màu xanh trắng.






con còn đi thăm mấy bảo tàng về tranh và tượng tuyệt vời lắm, có gửi cho mẹ bưu thiếp từ 1 cái bảo tàng, nhưng chắc phải lâu lâu lắm mới tới tay mẹ được. 


No comments:

Post a Comment